Những bệnh không được dùng cao hổ
Các chuyên gia cảnh báo, những người mắc bệnh về gan, thận
nếu dùng cao hổ có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.
BS Hướng khẳng định không có
cao hổ thật trên thị trường
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y, khẳng định, dù bỏ ra vài
chục triệu đồng để mua cao hổ thì cũng không thể mua được cao “xịn” mà có nguy
cơ mua phải cao gấu, cao khỉ và tệ hơn là trâu, bò... Ông Hướng đã tham quan
nhiều nơi được coi là nấu cao hổ, nhưng không hề thấy xương hổ, chỉ duy nhất
một nơi có được vài mảnh xương thì nhiều năm sau vẫn chỉ mang mấy xương đó ra
để “lòe” người tiêu dùng.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học Cổ truyền
Bệnh viện Quân đội 108, cho biết để chế ra cao hổ cốt giả, kẻ xấu thường dùng
các loại cao xương động vật khác như trâu, bò, lợn, gà... mạo danh là cao hổ để
bán với giá tương đương. Nguy hiểm nhất, chúng thường trộn một số thuốc Tây
dạng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau
khớp.
Thạc sĩ Toàn khẳng định, nấu cao hổ cốt tốt nhất phải có 5
bộ xương hổ và cứ 1kg xương đã chế biến theo đúng quy chuẩn (rất nhiều công
đoạn và khó thực hiện) sẽ nấu được hơn 200gr cao.
Để cho cao hổ thêm mạnh và “dẫn” nhanh, người ta thường pha
thêm xương sơn dương, xương khỉ. Bộ xương hổ đủ điều kiện để nấu cao phải nặng
tối thiểu 12kg và không được thiếu mảnh xương nào, cũng không được lẫn các loại
xương khác. Và như vậy thì không thể có cao hổ đủ tiêu chuẩn ngoài thị trường
được.
Về thành phần dinh dưỡng, cao hổ cốt chứa collagen, mỡ,
calcium phosphate, calcium carbonate, megiesium phosphate... nghĩa là cũng
giống như các loại cao xương động vật khác như gấu, khỉ, chó và gần đây là mèo.
Thành phần đạm toàn phần trong cao hổ cốt là 14,93 - 16,66, tương đương với cao
gấu, cao khỉ, cao ban long (gạc nai) và tỷ lệ axit amin cũng tương tự như vậy.
Hơn nữa, thực tế cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một công
trình khoa học nghiêm túc nào nghiên cứu về hiệu quả của cao hổ trong điều trị
các bệnh lý xương khớp cả về lâm sàng và thực nghiệm. Các tác dụng “thần kỳ”
của cao hổ chỉ là lời đồn đại, huyền thoại và lâu dần trở thành niềm tin.
Theo y học cổ truyền, loại cao này có tính nóng và trợ dương
khá mạnh nên không được dùng cho những người có thể chất nóng hoặc bị mắc các
chứng bệnh thuộc thể âm hư hỏa vượng (biểu hiện là người gầy, hay có cảm giác
nóng trong hoặc sốt về chiều, hay có cơn bốc hỏa, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai
điếc). Những người bị gan, thận, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường...
tuyệt đối không được dùng, vì có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính
ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống
(giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê
thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương
khớp, suy nhược cơ thể...
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ
dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp
dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm
cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng
xương...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Bộ phận dùng, Cách nấu cao hổ cốt:
Toàn
bộ xương con hổ. Nấu cao hổ cốt phải dùng toàn bộ xương con hổ, không nên thiếu
miếng xương nào và không được lẫn các xương khác. Do đó phải có người tinh
thạo, biết xem xương và chọn lọc xương. Xương hổ quý nhất là xương tay (hổ hình
cốt) rồi xương chân, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi (không thể thiếu
những xương này được). Xương tay hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ ‘thông thiên’; đặc
điểm này dùng phân biệt xương hổ, xương beo với các xương khác: răng hàm có
hình chữ ‘tam sơn’. Hổ chết trong rừng lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước
lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương dính liền nhau, trắng ngà, để hơi
vàng. Xương hổ tốt nhất nặng 10 - 15kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt
nhất, nếu không một bộ trên 10kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230g
cao mềm, cho nên nấu cao hổ cốt người ta thường nấu lẫn với xương Sơn dương (tỷ
lệ 1/5). Nếu được "ngũ dương nhị hổ" thì càng có lực mạnh. Xương sơn
dương nấu với xương hổ cũng phải làm sạch như gạc (sạch tuỷ, gân, thịt).
Cao hổ cốt rởm
Hiện tại hổ là động vật quí hiếm, đã được đưa vào
sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện tại ở việt nam nhiều người đã
nuôi và cho sinh sản thành công giống hổ đông dương, nhưng số lượng vẫn còn rất
hạn chế, cho nên Cao hổ cốt vẫn là một chế phẩm rất đắt đỏ vì vậy kẻ xấu
thường tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt “rởm” để trục lợi.
Những thủ đoạn thường được dùng
là:
- “Treo đầu dê bán thịt chó”:
nghĩa là bầy bộ xương hổ thật ra để bán cao rởm, họ bầy ra một bộ xương,
mời thật nhiều người chung, họ cũng chỉ lấy mấy lạng, nhưng họ bán vài cân vẫn
chưa hết cao
- “Điêu khắc” : dùng nghệ
thuật điêu khắc, gọt rũa, đánh bóng chế tác ra những bộ xương hổ “rởm” từ các
loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương gấu thường được sử dụng
nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác. Thậm chí với
công nghệ lăng xê, nối, cạo, mài, khoan... kẻ xấu còn dùng cả xương lợn, xương
trâu, xương bò, xương chó... để tạo ra hổ cốt “rởm” mà nom như thật!
- “Giải phẫu thẩm mỹ”: cắt ghép khâu
vá một số động vật thành “hổ tươi nguyên con, ướp lạnh”. Ví dụ kẻ xấu thường
tìm mua giống chó bò hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50-60kg, thậm chí
có con nặng tới 100kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi
nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh... làm cho có hình hài trông giống
như hổ thật. Hiện nay, tại Thái Lan cũng đã xuất hiện công nghệ “giải phẫu thẩm
mỹ cho chó thành hổ” bán sang việt nam để nấu cao
- Trộn một số thuốc Tây vào cao xương
hổ để tạo ra cảm giác “hiệu nghiệm” tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và
khiến họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua. Ví như, kẻ xấu thường trộn vào cao hổ cốt các
thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ
bởi chứng đau khớp. Cách phân biệt thật giả
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ
một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề
có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được
nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật
khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là
cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải
bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể
hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử
nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên. do vậy
Cách dùng:
Ngày
dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4
để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :
Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt
sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc
Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là
40 tuổi , Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được
nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét